Nguyên nhân và cách điều trị cho mèo bị tiêu chảy

mèo bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở mèo là bệnh khá phổ biến. Hầu hết các con mèo đều bị ít nhất 1-2 lần trong đời. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới mèo bị tiêu chảy và sẽ biểu hiện nhiều mức độ khác nhau. Nếu không có cách điều trị hiệu quả khiến bệnh tiêu chảy kéo dài sẽ gây nguy hiểm cho mèo có thể dẫn tới tử vong.

Sau đây hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho bệnh tiêu chảy ở mèo.

Mèo bị tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn và giun sán

Mèo bị tiêu chảy do nhiễm giun sán

Mèo dễ bị nhiễm một số loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây viêm ruột cấp tính, đặc biệt là mèo con dưới 2 tháng tuổi có khả năng nhiễm rất cao. Chúng gây các triệu chứng như: gây nôn, tiêu chảy, to bụng và gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Dù ăn uống bình thường nhưng mèo vẫn có thể bị tiêu chảy. Chính vì vậy, hãy giữ vệ sinh chỗ ở của mèo cưng luôn sạch sẽ, tránh bị vi khuẩn xâm nhập. Tẩy giun thường xuyên và theo định kỳ cho mèo con theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Mèo con tẩy giun thường xuyên 1 lần / tháng và giảm dần cho tới khi chúng trưởng thành. Đối với mèo trưởng thành cần tẩy giun định kỳ ít nhất một năm một lần. Nắm rõ lịch định kỳ để tẩy giun có hiệu quả và an toàn nhất.

Mèo bị tiêu chảy vẫn ăn uống bình thường do rối loạn tiêu hóa

Do sử dụng thức ăn không đúng

Mèo vẫn ăn, không mệt mỏi ủ rũ, đầy bụng, ra phân lỏng, không kịp đi đúng vào khay cát vệ sinh thì có thể do hệ tiêu hóa có vấn đề. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại thức ăn cho mèo.

Bạn nên đặc biệt chú ý tới vấn đề ăn uống của mèo con vì hệ thống tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện. Nếu khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo nên chúng không tiêu hóa được. Cho ăn nhiều thức ăn giàu protein như gan, tim, thịt đỏ… một cách quá mức cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy ở mèo. Các bạn nên lưu ý, mua đúng các loại thức ăn cho mèo con, đúng với độ tuổi phát triển của chúng. Bát đựng thức ăn, nước uống phải sạch sẽ.

Do mèo ăn linh tinh

Mèo có thể ăn xác động vật chết thối rữa: chuột, chim, thạch sùng… Thức ăn có thể làm cho hệ tiêu hóa của chúng rối loạn. Gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy. Hoặc do ăn phải hóa chất độc. Ví dụ như: xăng dầu, than, chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng, thuốc diệt côn trùng, ve rận… Kèm theo đó là nôn liên tục để thải trừ chất độc, phân ướt, có máu. Nếu co giật nhiều là rất trầm trọng, cần cấp cứu ngay.

Mèo bị stress, trầm cảm

mèo bị stress trầm cảm

Mèo bị rối loạn GI (đặc biệt là kích thích ruột hoặc viêm đại tràng) khi căng thẳng, lo lắng, phấn khích. Biểu hiện điển hình có thể xuất hiện đó là tiêu chảy. Vì vậy khi nuôi mèo, một số đồ dùng nhất định bạn phải mua cho mèo như: nhà cây cào móng, đồ chơi, catnip, cỏ mèo… Những sản phẩm này sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm lý của các bạn mèo khi ở một mình.

Mèo bị búi lông trong ruột

Búi lông trong ruột mèo không phải là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng nó tích quá nhiều có thể do hệ tiêu hóa của mèo đang có vấn đề. Dấu hiệu nhận biết là mèo có biểu hiện nôn quá nhiều (vài lần một tuần trên một tháng). Việc này có thể do búi lông hoặc có thể do triệu chứng của một số bệnh khác. Khi búi lông phát triển to lên, chúng có thể gây tắc nghẽn dạ dày và đường ruột của mèo. Do đó xuất hiện một số triệu chứng khác đó là mèo bị sụt cân, chán ăn, tiêu chảy và ho khạc nhiều. Lúc đó, mèo cần được phẫu thuật để lấy búi lông ra.

Mèo bị tiêu chảy ra máu, nôn, bỏ ăn do dịch bệnh

Với mèo bị bệnh không được tiêm phòng dịch hoặc hết thời hạn miễn dịch, có thể mắc các bệnh do virus:

  • Bệnh Feline Panleukopenia( FPV): Gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh Giảm Bạch Cầu trên mèo. Với triệu trứng tiêu chảy xuất huyết và tỷ lệ tử vong cao tới 90%.
  • Bệnh Feline Corona Virus(FCoV) : Rất hay gặp ở mèo con và mèo trường thành. Gây ói, tiêu chảy, nóng sốt, bỏ ăn,…. Nguy hiểm đối với mèo con và có nguy cơ phát triển thành bệnh Viêm Phúc Mạc( FIP)- rất nguy hiểm.
  • Bệnh phức hợp virus Leukemia ở mèo: Mèo con bỏ ăn gầy yếu, nôn và tiêu chảy.
  • Bệnh suy giảm miễn dịch (FIV) Feline Immuodeficiency Infection: Với triệu trứng viêm hạc lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do liếm các dịch viêm.

Vì vậy, khi chủ nuôi mới bắt mèo về nuôi, nếu mèo chưa được tiêm vắc-xin hoặc tiêm rồi nhưng chưa đủ 2 mũi thì trước hết chủ nuôi cần giới hạn khu vực nuôi mèo trong 10 – 14 ngày. Nếu mèo vẫn khỏe mạnh mới đưa mèo hoặc thú cưng đi tiêm phòng vắc-xin. Giới hạn khu vực nuôi cũng như khu vực chơi để mèo hoặc thú cưng có thể thích nghi với môi trường mới.

Phương pháp điều trị cho mèo bị tiêu chảy hiệu quả

Tin tốt là nhiều trường hợp tiêu chảy từ nhẹ đến trung bình ở những con mèo khỏe mạnh khác nên bạn có thể chữa trị bệnh tiêu chảy của mèo ngay tại nhà, cụ thể:

Cân bằng chế độ ăn giữa chất đạm và chất xơ: Để hệ tiêu hóa của mèo luôn khỏe mạnh và dễ thích nghi, bạn nên cân nhắc một khẩu phần ăn đảm bảo cân bằng giữa chất đạm và chất xơ.

Cho mèo uống đủ nước: Bạn nên cho mèo uống nước thường xuyên, bởi khi bị tiêu chảy, mèo sẽ bị mất nước khá nhiều, do đó bạn cần để ý cấp nước cho mèo một cách thường xuyên và đầy đủ để tránh tình trạng xảy ra xấu hơn.

Thực hiện tẩy giun thường xuyên, 3 tháng 1 lần cho mèo: Bạn nên chú ý tẩy giun cho mèo 3 tháng 1 lần để hạn chế sự phát triển của giun sán – một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở mèo.

Cho mèo uống Metamucil – Thực phẩm bổ sung chất xơ giảm cholesterol: Khi mèo bị tiêu chảy, bạn có thể dùng ½ muỗng cà phê Metamucil trộn với thức ăn, mỗi ngày uống hai lần, cứ như thế liên tục cho đến 5-7 ngày, bệnh tình có thể sẽ được kiểm soát đấy!

Bổ sung kết hợp men vi sinh, men tiêu hóa vào thức ăn: Bạn có thể kết hợp cho mèo sử dụng men tiêu hóa để có thể cải thiện được tình trạng tiêu chảy ở mèo, cung cấp lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa.

Bổ sung vitamin C: Việc bổ sung vitamin C góp phần giải tỏa căng thẳng và stress mà mèo đang gặp phải, từ đó tình trạng tiêu chảy có thể được cải thiện.

Trường hợp mèo của bạn đã có những biểu hiện tiêu chảy kết hợp với nhiều hiện tượng đáng lo như mất nhiều nước, bỏ ăn, xuất huyết khi đi ngoài nghiêm trọng thì ngay lập tức, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để được tư vấn và có những liệu trình điều trị phù hợp và nhanh chóng.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe cưng tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *