Mổ đẻ cho chó mèo và những điều cần biết (phần 2)

cach-cham-soc-cho-moi-de

(Mổ đẻ cho chó mèo phần 2)
Chó mèo phối giống khoảng 60 đến 65 ngày sẽ sinh, biểu hiện chúng sắp sinh là cào ổ, tiểu lắc nhắc, thỉnh thoảng nôn, bỏ ăn hoặc giảm ăn. Chó mèo mẹ thở nhiều và nhìn mặt mũi căng thẳng, đờ đẫn, nước mắt chảy ra và thở bằng mồm. 

Chúng ta cần quan sát kỹ để có biện pháp can thiệp đúng lúc. Nếu vỡ ối hoặc có con rặn đẻ quá 15 phút mà không thấy sinh thì cần gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn. Cần đặc biệt chú ý tới chó mèo mẹ có tiền sử khó sinh hoặc mổ đẻ.

4.Dùng thuốc kích thích sinh để đỡ đẻ cho chó mèo khi có sự hổ trợ của bác sĩ thú y

Nếu chó mèo con đẻ ra bị mắc ở tử cung, cần can thiệp bằng cách lót khăn vào tay cầm con kéo ra. Lựa cùng lúc với cơn rặn của chó mèo để mau chóng giải thoát cho con con. Giúp tránh được trường hợp con bị mắc kẹt trong tử cung, tắc mạch máu tại dây rốn khiến chó mèo con thiếu oxy dẫn tới ngạt và chết.

Nếu chó mèo con vẫn còn bọc trong ối thì cần bóc bọc ối và vệ sinh cho chúng, hút sạch dãi ở mũi và  miệng, giúp chúng thở được càng nhanh càng tốt.

Cách hút mũi; đặt đầu ngón tay trỏ và khe miệng để miệng há ra, dùng bình hút mũi hoặc miệng ngầm và hút mũi sao cho miệng và mũi thông nhau là được.

Cần chú ý là không nên dùng kéo để cắt, nên dùng dây chỉ thắt buộc dây rốn. Độ dài dây rốn khoảng 1-2cm tùy giống là vừa.

Sau khi cắt rốn, chúng ta lau khô người chó mèo con rồi cho bú mẹ và sưởi ấm. Có thể truyền dịch cho chó mèo mẹ để lấy lại sức.

mổ đẻ cho chó mèo
Mèo mẹ được bác sĩ thú y đỡ đẻ cho

5.Vệ sinh, chăm sóc vết mổ

Chúng ta cần chú ý quan sát hàng ngày xem cún hay mèo có liếm vết thương thì cần đeo loa chống liếm hoặc mặc áo che kín vết mổ, nhớ thay áo và kiểm tra vết mỗ hàng ngày. 

Nên sử dụng povidine để vệ sinh vết mổ 2 lần / ngày để diệt khuẩn. Mang thú cưng đến thú y kiểm tra vết mổ hoặc chụp ảnh báo cáo nhờ bác sĩ thú y kiểm tra, nhớ nhẹ nhàng vệ sinh hết các mày và máu đông ở nút chỉ nếu có. Hàng ngày thì dùng bông gạc ép nhẹ vào vết mổ khoảng 1-2 phút để bông gạc hút sạch dịch huyết tương ở vết mổ và chân chỉ.

Ghi nhớ lịch tiêm hậu phẫu và lịch cắt chỉ là sau khi mổ theo chỉ định của bác sĩ thú y, không nên để quá lâu. Cần tăng cường hoạt động sau khi phẫu thuật để khí huyết lưu thông, nhưng tuyệt đối không được leo trèo cầu thang và chạy nhảy mạnh.

6.Những biến chứng bất thường sau khi mổ

Một số bất thường sau khi mổ của cún mèo, chúng ta cần có biện pháp giải quyết kịp thời:

Tử cung chảy ra dịch hôi thối (màu đổ đậm hay trắng đục, quan trọng là có mùi hôi), nếu có thì có thể chúng đang bị viêm tử cung, nhiễm trùng máu hoặc viêm tuyến sữa.

Bỏ ăn quá 1 ngày, cần báo ngay cho bác sĩ vì có thể cơ thể cún, mèo đang bị mất máu sau mổ, suy nhược sau sinh, cần truyền đường và đạm để hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Vết mổ ướt hoặc bị thủng, có thể vết thương đã bị nhiễm trùng, cần can thiệp thuốc để tăng cường hoặc hỏi bác sĩ để có phương án an toàn cho cả mẹ và con.

7.Mổ đẻ cho chó mèo ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những phòng khám thực hiện mổ đẻ cho chó mèo hiện nay. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi chuyên môn và kỹ thuật cao để đảm bảo cho việc sinh nở an toàn cho cún cưng. Vì thế cần chọn địa chỉ cung cấp dịch vụ tốt nhất cho thú cưng của bạn.

Các bác sĩ có chuyên môn cao

Thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại

Cam kết an toàn trong quá trình phẫu thuật. Tham khảo lời khuyên của bác sĩ để đưa ra quyết định tốt nhất.

Đội ngũ bác sĩ tận tâm và trang thiết bị hiện đại tại phòng khám Danny Pet Clinic

8.Tổng kết 

Mổ đẻ cho chó mèo là giải pháp an toàn cho thú cưng nhà bạn khi chúng có một số biểu hiện bất thường về thói quen và sức khỏe khi mang thai. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn phần nào kiến thức khi lựa chọn mổ đẻ cho cún, mèo. Hãy chia sẻ cho mọi người nếu bạn thấy thông tin trên hữu ích nhé.

Mổ đẻ trong nhiều trường hợp là phương pháp hỗ trợ cần thiết cho thú cưng của bạn.

Việc còn lại của chúng ta là lựa chọn những cơ sở uy tín để thực hiện.

Tại Danny Pet Clinic chúng tôi tự hào có một đội ngũ bác sĩ yêu nghề tận tâm có chuyên môn cùng đầy đủ các trang thiết bị để đảm bảo cho thú cưng của bạn “ mẹ tròn con vuông”. 

Danny Pet Clinic rất vinh dự được phục vụ cho thú cưng của bạn.

Xem lại bài viết Mổ đẻ cho chó mèo và những điều cần biết (phần 1)

Ghé trang để cập nhật những thông tin mới nhất của phòng khám.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *