Chăm sóc chó con mới đẻ thế nào để chúng phát triển khỏe mạnh?

chăm sóc chó con

Chó con mới đẻ là giai đoạn yếu ớt và dễ nhiễm bệnh nhất của loài chó, vì vậy rất cần sự quan tâm và chăm sóc. Có nhiều cách chăm sóc chó sơ sinh khác nhau, điều đó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của chó mẹ sau khi sinh. Nhiều trường hợp chó con mất mẹ thì việc chăm sóc càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Đừng quá lo lắng khi bạn chưa có kinh nghiệm trong việc chăm sóc chó con mới đẻ. Sau đây sẽ là những thông tin bổ ích sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình chăm sóc từ .

Cách chăm sóc chó con mới đẻ như thế nào tốt nhất?

Như đã biết thì chó con mới đẻ bị yếu vậy cách chăm sóc chúng khi mới đẻ ra sao? Làm thế nào để nuôi dưỡng một cách tốt nhất? Để trả lời cho những thắc mắc này, hãy tìm hiểu những vấn đề sau:

1. Vệ sinh chỗ ở cho các chú cún con

Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con phải chịu những yếu tố mới lạ từ môi trường bên ngoài bao gồm: nhiệt độ, độ ẩm, các nguồn dinh dưỡng khác nhau,… Chính vì vậy cần chú ý đến không gian sống dành cho chó con. Thông thường sau khi sinh, chó mẹ sẽ tìm cho con của mình một nơi mềm mại và ấm áp, tránh xa nơi có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Trường hợp không có chó mẹ thì bạn cũng phải tạo cho chó con một chỗ ở tương tự như vậy. Có thể trang bị thêm đèn sưởi ấm cho chó con để đảm bảo mức nhiệt tại các vùng lạnh giá.

Chó mẹ sau khi trải quá trình sinh thường dùng phần lớn thời gian để nằm nghỉ ngơi bên cạnh đàn con của nó, trừ thời gian đi vệ sinh hoặc ăn uống.

Do đó chúng ta có thể tranh thủ lúc chó mẹ rời khỏi ổ đẻ để vệ sinh, quét dọn, thay khăn lót ổ. Môi trường khô thoáng, không bị ẩm mốc sẽ tránh nhiễm khuẩn cho những chó con non nớt.

Có một điều cần lưu ý trong cách chăm chó con mới đẻ là bạn không nên lót quá nhiều lớp vải trong ổ đẻ. Tránh việc chó con chưa mở mắt, gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng, không chui rúc tìm được chó mẹ để bú.

2. Giúp làm sạch cơ thể cho chó con mới sinh

Rất nhiều chú chó con khi sinh ra còn dính nhầy nhớt hoặc vết bẩn do nước ổi để lại. Vậy nên bạn hãy dùng khăn mềm thấm nước ấm và lau nhẹ nhàng đến khi sạch. Đây là bước cơ bản trong cách chăm chó con mới sinh.

Chó con mới đẻ nhỏ nhắn và yếu ớt không khác một đứa trẻ. Nếu bạn là người không có kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi chó mới đẻ, thì hãy tìm hiểu kỹ và nhẹ nhàng trong từng bước chăm sóc.

Trong những ngày đầu, cuống rốn của chó con sẽ lưu lại trên bụng. Bạn đừng cắt quá sớm, khiến chó con bị xuất huyết và chảy máu. Bạn cũng không phải lo vì cuống rốn trên bụng chó con sẽ tự teo dần theo thời gian.

3. Hỗ trợ giúp chó con tập bú mẹ

Chó con mới sinh ra về cơ bản rất yếu ớt, chưa thể bước đi và mở mắt, chúng cần thời gian ít nhất là 11 ngày (tùy thuộc vào số lượng con sinh ra, ví dụ 2 con sẽ là 12 ngày, 3 con sẽ là 13 ngày,…) mới có thể mở mắt.

Chúng phải dò dẫm, chui rúc xung quanh để tìm được vú mẹ thì mới bú được sữa. Do đó, chúng ta có thể hỗ trợ chó con tìm vú mẹ và cách bú sữa bằng cách nuôi chó con mới đẻ dưới đây:

Bước 1: Nhẹ nhàng bế chó con lên, đặt miệng chúng kề núm vú của chó mẹ.

Bước 2: Dùng một ngón tay nhỏ, cắt sạch móng, đặt nhẹ nhàng vào miệng của chó con, sau đó đặt miệng chúng vào núm vú của chó mẹ rồi từ từ rút ngón tay ra ngoài.

Bước 3: Vắt vài giọt sữa của chó mẹ rồi bôi vào mũi chó con, chúng sẽ đánh hơi theo mùi sữa để lần tới vú của chó mẹ.

Dựa vào đó bạn có thể có được cách chăm sóc chó con mới đẻ tốt nhất, giúp chúng phát triển khỏe mạnh và mau lớn.

4. Hướng dẫn cho chó con mới đẻ tập ăn dặm

Sữa của chó mẹ sẽ không đủ cho chó con bú trong thời gian dài. Và chó con cũng lớn dần, cần nạp nhiều năng lượng hơn để phát triển.

Khi chó con mở mắt được vài ngày, bạn có thể cho chúng ăn dặm cháo nấu loãng với thịt. Sau khi chó con đã quen tiêu hóa các thức ăn ngoài, bạn có thể thêm rau, củ trong khẩu phần ăn của bé.

Chăm sóc chó con mới đẻ theo chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Chó con mới đẻ cần nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau để phát triển tốt. Do đó, bạn có thể tham khảo cách chăm sóc chó con mới đẻ dưới đây:

Trong 4 ngày đầu, cho chó con bú sữa mẹ hoàn toàn để cung cấp nguồn kháng thể. Hãy để ý cho chó con bú mẹ khoảng 2 tiếng/ lần, mỗi lần khoản 2 – 3 tiếng.

Từ 5 – 10 ngày tuổi, bạn có thể kết hợp sữa mẹ và sữa ấm mỗi ngày để bổ sung thêm dinh dưỡng cần thiết.

Sau 11 ngày tuổi, bạn có thể cho chó con ăn cháo thịt bằm để có thêm dưỡng chất và sức đề kháng.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý:

Trong cách nuôi chó con mới đẻ không chỉ giúp chúng tập mà còn cần quan tâm đến sự phát triển của chúng.

Nếu có điều kiện bạn nên dùng cân điện tử để giám sát cân nặng, hoặc để ý những con yếu hơn trong đàn. Con nào nhẹ cần hoặc bị đẩy ra không được bú thì giúp chúng được bú sữa mẹ nhiều hơn.

Ngoài ra nếu để ý thấy chó con kêu nhiều thì rất có thể chúng đang bị đói vì nguồn sữa mẹ không đủ, bạn có thể bổ sung thêm sữa ngoài bằng cách đổ ra đĩa để chúng tự liếm.

Để cách chăm sóc tốt nhất thì bạn có thể bổ sung chất xơ và Vitamin trong rau củ, nhằm thúc đẩy quá trình hình thành khung xương và phát triển sự trao đổi chất.

Trên đây là những kiến thức hữu ích giúp bạn chăm sóc chó con mới đẻ tốt nhất. Hãy đến để các bác sĩ tư vấn chi tiết hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *