Bệnh giảm bạch cầu ở mèo nguyên nhân và cách phòng tránh

bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ tử vong cao nhất. Sau đây, sẽ cung cấp thông tin cho bạn về bệnh giảm bạch cầu ở mèo, nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh.

Bệnh máu trắng ở mèo hay còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo do virus Feline Panleukopenia Virus (FPV) gây ra. Virus FPV có khả năng kháng mạnh với các chất sát trùng mạnh như cloroform, acid, nhạy cảm với Clorox và tồn tại ở nhiệt độ tới 56 độ C trong 30 phút.

Virus phát triển và và lây lan rất nhanh trong 24 giờ đầu nhiễm. Hầu hết các mô trong cơ thể đã chứa số lượng lớn Virus FPV chỉ sau 2 ngày nhiễm bệnh. Chúng tấn công hệ miễn dịch của cơ thể mèo, đặc biệt làm suy giảm lượng bạch cầu trong máu, phá hủy niêm mạc ruột.

triệt sản thú cưng

3 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CHÍNH

  • Mèo mẹ bị sảy thai, đẻ non, mèo con có khả năng bị nhiễm Virus trong 2 – 3 tuần tuổi đầu và chết trong vài ngày sau.
  • Mèo tiếp xúc gần với mèo mang mầm bệnh như mèo hoang, mọi hành động như liếm lông, ăn chung thức ăn đều là tác nhân khiến mèo nhiễm bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
  • Mèo đi đến những nơi giết mổ, nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo. Đây là địa điểm dễ tạo thành ổ dịch với nhiều mầm mống bệnh nguy hiểm.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA BỆNH FPV

  • Bỏ ăn hoặc không thể ăn nổi, mệt ủ rũ yếu ớt, lông rụng nhiều.
  • Nôn khan hoặc nôn ra dịch vàng bọt trắng, viêm tai giữa.
  • Tiêu chảy cấp, nước chảy dãi thành dòng với mùi hôi khó chịu.
  • Mắt đổ ghèn, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng thâm đen.
  • Mất nước trầm trọng dẫn tới khàn tiếng, mất tiếng.
  • Đặc biệt là những triệu chứng liên quan đến thần kinh như bước đi loạng choạng, giữ thăng bằng kém, run rẩy lắc lư. Mức độ nặng hơn có thể co giật, động kinh.

Bạn có thể biết mèo bị mắc bệnh hay không bằng các bộ Kit Test Virus Panleukopenia Feline (FPV) được bán rộng rãi trên thị trường và kết quả khá chính xác tình trạng của bé mèo.

  • Bước 1: Lấy bệnh phẩm trong bộ Kit để lấy mẫu phân hoặc dịch miệng.
  • Bước 2: Cho que Test vào ống chứa dung dịch rồi khuấy xoay tròn que trong chất pha loãng.
  • Bước 3: Nhỏ từ 3 – 4 giọt vào vùng S của thiết bị xét nghiệm.
  • Bước 4: Đợi từ 5 – 10 phút rồi đọc kết quả.

Kết quả đọc được có các trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Chỉ xuất hiện vạch chữ C là không nhiễm bệnh (Âm tính).
  • Trường hợp 2: Xuất hiện cả hai vạch mẫu T và vạch chứng C: đã nhiễm bệnh (Dương tính).
  • Trường hợp 3: Không xuất hiện vạch nào thì làm lại xét nghiệm.

Xem thêm bài viết về bệnh giảm bạch cầu ở mèo

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO

Ngay khi nhận thấy mèo có triệu chứng trên, bạn cần ngay lập tức đưa mèo đến cơ sở thú y để có chẩn đoán chính xác và cách chữa trị phù hợp. Việc phát hiện sớm đóng vai trò quyết định trong thành công của việc chữa bệnh, bởi sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh tỷ lệ tử vong lên đến 90%.

Bệnh này do virus gây nên và không có thuốc đặc trị, do đó chủ yếu mèo sẽ được điều trị bằng cách tiêm một số loại thuốc để tăng sức đề kháng: Kháng sinh (Baytril, Ampicillin, Unasyl), kháng viêm (Dexamethasome), truyền dịch (Ringer Lactate, Glucose 5% và 10%), thuốc bổ (Bydyzyl, Catosal), thuốc điều trị triệu chứng (Transamine, vitamin C…).

Lưu ý:

  • Cách ly mèo mắc bệnh, sát trùng khu vực mèo ở, theo dõi những chú mèo đã tiếp xúc với mèo bị bệnh.
  • Nếu mèo có hiện tượng nôn, đi phân tiêu chảy mà bạn chưa thể đưa mèo đến bác sĩ thì hãy chủ động bơm oresol liên tục, đồng thời luôn giữ ấm cho mèo.

CÁCH PHÒNG TRÁNH BỆNH GIẢM BẠCH CẦU Ở MÈO

Bệnh FPV là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong trong thời gian ngắn, cho nên để phòng ngừa bệnh FPV thì nên tiêm vacxin cho mèo từ thời gian 8 tuần tuổi. Vaccine có hiệu lực miễn dịch tới 2 – 3 năm, nhưng tốt nhất hàng năm vẫn nên tiêm phòng hằng năm cho mèo.

Theo bác sĩ thú y, chỉ nên tiêm phòng khi mèo đang khỏe mạnh, không mang mầm bệnh hoặc tiêm sau 2 tháng khỏi bệnh. Đặc biệt hạn chế để mèo tiếp xúc với mèo hoang, những nơi có nguy cơ mầm bệnh hoặc ổ bệnh để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh. Sức đề kháng của mèo trên 5 tháng tuổi tốt hơn mèo con dưới 2 tháng tuổi nên khả năng chữa được bệnh cũng cao hơn. Hãy quan tâm và chăm sóc các bé mèo con nhằm khuyến khích bé để bệnh không nặng hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *